Chính trị – khái lược những tư tưởng lớn

chinh tri
Chính trị – khái lược những tư tưởng lớn một trong series 6 cuốn sách khá nổi gần đây. Thật ra ngay từ đầu khi nhìn vào bộ sách mình khá là tò mò về quyển này nên đã mua về đọc. Cuốn sách làm mình khá ngạc nhiên, có lẽ nó viết ra để dành cho những người như mình nhằm đánh bật tư tưởng chính trị là khô khan ăn sâu vào trong tư tưởng của mình bao lâu nay và thay vào đó là quan điểm:
CHÍNH TRỊ THÚ VỊ HƠN BẠN NGHĨ?
Về hình thức:
    • Các tiêu đề rất rõ ràng mang tính hệ thống và logic. Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian. Cách trình bày của sách giúp cho mình khi đọc có thể tự hình dung trong đầu thành một mindmap rất cụ thể, đơn giản.
  • Các tranh vẽ, hình ảnh màu sắc đều làm cho quyển sách trở nên thú vị, dễ hiểu và dễ ghi nhớ các sự kiện, cũng như hình dung ra bối cảnh đơn giản hơn rất nhiều.
Về nội dung:
  • Cuốn sách khái lược các tư tưởng chính trị tiêu biểu vào những cột mốc thời gian quan trọng, và chia thành các giai đoạn trải rộng theo không gian trên khắp các châu lục trên thế giới.
Ví dụ như tư tưởng chính trị thời cổ đại ” Thiếu hiền tài thì không ai cùng vua trị nước” hay các tư tưởng cách mạng “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng” và cả chính trị thời hậu chiến 1945 đến nay:” Chúng ta không bài da trắng, chúng ta đấu tranh chống chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng.
  • Những tư tưởng từ thời cổ đại đến hiện nay được nhìn nhận trên nhiều góc độ, khía cạnh và khái lược một cách tổng quát dễ hiểu, dễ nhớ.
  • Mỗi một mục đều có những tiêu đề rất đơn giản, gần gũi, quen thuộc từ đó dễ dàng giúp người đọc có thể liên tưởng, hình dung đến vấn đề quan trọng cần bàn trong phần nội dung tiếp theo.”Không ai đủ tốt để cai trị người khác mà không cần họ ưng thuận”, “Không gì trên thế giới này nguy hiểm hơn việc thực sự thiếu hiểu biết”, “Các người có nghĩa vụ phải chiến đấu dù các người chán ghét nó đến đâu đi chăng nữa”,…
Bằng một cách nào đó cuốn sách đã thành công trong việc thay đổi suy nghĩ của mình về Chính trị. Mình nhận ra rằng không những “Chính trị là một nghệ thuật liên kết con người” mà “Chính trị liên quan đến tất cả chúng ta vì vậy tất cả chúng ta cần tham gia vào cuộc thảo luận này”