Mẹo quản lý tài chính sau kết hôn

Cuốn sách này trùng khớp với 2 phân khúc tài chính của gia đình mình.

meo quan ly tai chinh sau ket hon

Có rất nhiều người tuổi đã cao mà vẫn phải ra ngoài kiếm việc làm; các gia đình làm công ăn lương thông thường cũng rất khó có thể dành dụm đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống sung túc.

Khi mới yêu, còn sống độc thân tiêu xài không kế hoạch.

Kết hôn xong, vợ tiêu đằng vợ, chồng tiêu đằng chồng… mâu thuẫn giữa các mối quan hệ, trong chi tiêu không kế hoạch.

Đến khi có con, chi phí phát sinh, mong cho con có những điều kiện tốt đẹp nhất mà chạy đua, …

Đọc câu chuyện của các nhân vật trong cuốn sách, mình nhớ đến 6 loại sợ hãi của con người mà mình từng chia sẻ trong cuốn sách NGHĨ GIÀU LÀM GIÀU.

Cái cảm nhận đầu tiên của mình đó là mỗi chúng ta đều có những nỗi sợ này mà chạy theo những vật chất phù phiếm, rồi bản thân cũng không biết mục tiêu kiếm tiền của mình để làm gì, tiền chẳng qua chỉ là công cụ khiến gia đình hạnh phúc mà thôi, đặc biệt các bố mẹ lao động vất vả đầu tư hết cho con cái, đến khi già cả không chuẩn bị được quỹ dưỡng lão, vẫn phải lao động nặng nhọc. Thương lắm! Tất cả chỉ vì những nỗi sợ kia của con người.

Đọc những cuốn sách về kinh tế, tài chính cá nhân thấy bản thân cần phải thay đổi rất nhiều và đúng như cái khát khao mà một người thầy đã từng nói, mình cũng mong muốn và nhất định hiện thực hóa khát khao đó.

“Những gì bạn giỏi, bạn đều có thể kiếm ra tiền từ nó.”

Hành trình khám phá bản thân và tìm ra năng lực cần tiếp tục đọc và học thêm nữa.

“Cố gắng của hôm nay chính là đầu tư cho tương lai.” (P131)

Phần chiến thuật đầu tư trong sách cũng rất hay. Bạn nào đã đọc thì review thêm nhé!

📌 Có 4 loại tài khoản mà mỗi cặp vợ chồng cần thiết lập sau khi kết hôn là:

– Tài khoản tài chính (cần mở lòng và công khai tài chính với nhau).

– Tài khoản sức khỏe (rèn luyện thể thao).

– Tài khoản tình cảm (quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu)

– Tài khoản giúp đỡ (dành cho người khác sự chia sẻ, báo đáp)

📌 Nguyên tắc trong quản lý tài chính trong gia đình:

– Đồng thuận, thống nhất về giá trị quan để hiểu và thông cảm cho nhau.

– Tôn trọng và quan tâm lẫn nhau.

– Không nói ra những lời khiến đối phương bị tổn thương.

– Chia sẻ kinh nghiệm tiêu dùng, hiểu được quan niệm về tiền bạc và giá trị quan của đối phương.

– Lập kế hoạch quản lý tài sản và phân loại dự toán chi tiêu, không thể chỉ nghĩ đến nhu cầu bản thân mà phải suy nghĩ cho cả gia đình.

– Bộc bạch nội tâm, cùng nhau trao đổi để đi đến thống nhất.

– Kiểm tra định kỳ tình hình chấp hành kế hoạch quản lý tài chính.

💰Các bước THỰC HÀNH quản lý tài chính gia đình:

– Bước khởi động: Viết ra danh sách nguyện vọng của mỗi người

Bước này sử dụng cho các cặp đôi chưa biết cái đích theo đuổi và chưa hiểu nguyện vọng của đối phương.

Mỗi người tự viết ra 5 việc mà mình muốn thực hiện nhất. Hai vợ chồng ngồi lại và từ từ trao đổi. Cùng nhau bàn bạc và thống nhất đưa ra một danh sách chung.

– Bước 1: CÔNG KHAI THU NHẬP thực tế

Gộp sổ tiết kiệm

Cùng nhau quản lý tài chính

– Bước 2: LẬP DỰ TOÁN CHI TIÊU

Vợ chồng cùng nhau xác định các khoản mục chi tiêu.

Dự toán theo 6 mục chi tiêu như:

Chi phí sinh hoạt (chi phí nhà ở, ăn uống, giao thông, sinh hoạt văn hóa, đồ dùng, chăm sóc trẻ)

Chi phí nuôi con (đồ dùng cho con, học phí, …)

Tiền tiêu vặt cho cả gia đình.

Chi tiêu không cố định (hiếu hỷ, sinh nhật, du lịch, lễ tết, …)

Lãi và thuế (lãi vay, các loại thuế,…)

Phí bảo hiểm (các loại phí bảo hiểm bảo đảm).

– Bước 3: LẬP QUỸ DỰ PHÒNG KHẨN CẤP hay khoản chi tiêu không kế hoạch

Mục đích: Dự phòng khi khẩn cấp, khi ốm đau hoặc những việc phát sinh. Có quỹ này thì dù có bị nghỉ việc đột ngột cũng có thể duy trì chi tiêu sinh hoạt trong 3 tháng.

Cách làm: Mở riêng 1 sổ tiết kiệm

Số tiền cần trong quỹ: Bằng 2 -3 lần chi phí sinh hoạt mỗi tháng

Thời gian cần lập quỹ: Thực hiện ngay đầu năm mới

Thời gian chuẩn bị: Nếu được, hãy lên kế hoạch cho nó từ năm trước. Vd: Cần 12 triệu/năm thì từ năm trước mỗi tháng hãy tiết kiệm ra 1 triệu/tháng.

Nguồn tiền: Tiết kiệm hàng tháng hoặc khi có tiền thưởng hoặc khoản nào khác thì gửi vào.

Sử dụng: Chỉ khi bức thiết mới được rút ra.

– Bước 4: LẬP QUỸ CHI TIÊU KHÔNG CỐ ĐỊNH

Thời gian chuẩn bị: Đầu mỗi năm mới. Có thể lập dự toán trước 1 năm.

Nguồn tiền: Tiết kiệm hàng tháng hoặc sử dụng tiền thưởng cuối năm.

Sử dụng: Chi cho các dịp sinh nhật, ngày lễ tết, hiếu hỉ, sửa chữa, du lịch, phí bảo hiểm ô tô xe máy, …

– Bước 5: PHÂN BỔ LƯƠNG hàng tháng VÀO CÁC MỤC CHI

Hàng tháng cứ phát lương là tự động phân bổ lương vào các sổ tiết kiệm, sổ chi tiêu sao cho tài khoản lương về 0.

– Bước KIỂM TRA ĐỊNH KỲ:

Cứ 3 tháng lập một bảng THÀNH TÍCH QUẢN LÝ TÀI SẢN.

Kiểm tra các hạng mục chi tiêu xem có tiêu trong phạm vi dự toán hay không và biết được số tiền tích lũy của cả gia đình là bao nhiêu.