Download Ebook Muôn kiếp nhân sinh PDF tại đây
VẬY RÚT CỤC CUỐN SÁCH NÀY CÓ ĐIỀU GÌ HẤP DẪN KHIẾN CHO TÔI PHẢI DÀNH HẲN 2 NGÀY CUỐI TUẦN VỪA RỒI, GÁC TẤT CẢ MỌI VIỆC CHỈ ĐỂ ĐỌC VÀ NGHIỀN NGẪM?
Trước hết ngươi phải tập tính hy sinh để làm những gì “trái ngược” với những điều mọi người thường làm. Nếu mọi người ham muốn thứ gì thì ngươi phải đi ngược lại, nghĩa là từ bỏ cái ham muốn đó. Nếu mọi người chỉ làm điều có lợi cho bản thân thì ngươi phải làm ngược lại, nghĩa là chỉ làm những gì có lợi cho người khác. Ngươi phải cho người khác những gì tốt nhất, làm những điều mà không ai muốn làm, và chỉ nhận lấy những gì không ai muốn nhận. Đó là bước đầu trong việc rèn luyện kỷ luật hy sinh, nhẫn nại, để kiểm soát nội tâm. Liệu ngươi có làm được như thế không?
Nếu họ tự đặt cho mình một thông lệ là mỗi ngày chờ đón một niềm vui bất ngờ xuất hiện thì họ sẽ cảm nhận được niềm vui đó. Nếu họ biết tự nói với mình rằng thật may mắn khi được hít thở bầu không khí trong lành vào buổi sáng sớm, hay thật sung sướng khi được giẫm chân lên những chiếc lá khô vàng hay mặt cỏ còn đẫm sương mai, thì họ sẽ tìm được ngay những nguồn vui bất ngờ.
Thật ra Yoga là một môn khoa học đã có từ ngàn xưa giúp con người hợp nhất với Thượng Đế. Nhưng ngày nay tinh hoa và triết lý của Yoga cổ xưa đã mất dần, chỉ còn lại một số phương pháp tập luyện mà thôi. Hiện nay người ta chỉ biết đến Yoga như là môn thể thao để thư giãn cơ thể. Thí dụ như môn Yoga thông dụng và phổ biến nhất là Hatha Yoga, chú trọng đến các tư thế (asana) để phục hồi những bắp thịt không hoạt động đúng cách. Nếu biết hít thở đều đặn trong khi tập Yoga, người ta có thể phục hồi sức khỏe và thư giãn thân tâm.
Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy rõ dù thành công hay thất bại, dù giàu hay nghèo, xã hội nào hiện giờ cũng đều có rất nhiều người mắc bệnh thần kinh – như lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, chán nản v.v… Nếu để ý kỹ, bà sẽ thấy càng ngày số người mắc bệnh nan y càng nhiều. Số người chết vì đau tim, đột quỵ nhiều hơn bao giờ hết. Số người mắc các bệnh như ung thư cũng gia tăng nhiều hơn những năm trước. Đối diện với cái chết, họ bàng hoàng, đau khổ và lúc đó họ mới ý thức rằng tiền bạc, của cải, danh vọng không thể giúp họ sống mãi và khi chết họ cũng không thể mang theo thứ gì. Đó là bài học mà họ phải học ở kiếp này.
Nếu bà đồng ý rằng trên con đường tiến hóa để trở nên tốt đẹp hơn, con người phải thanh lọc những điều ô trược. Loài thú có sự tiến hóa thấp hơn loài người, nếu ta ăn thịt chúng thì chính chúng ta lại hấp thụ những thứ ô trược đó vào trong cơ thể. Vậy thì làm sao chúng ta có thể đi xa trên con đường trở về nguồn sống thiêng liêng cho được.
Chữa trị bệnh cũng trở thành một ngành kinh doanh khổng lồ với những viện nghiên cứu và bệnh viện rất lớn. Khi có bệnh, ai cũng phải lo chữa trị. Bệnh càng nặng, chi phí cho việc chữa trị càng cao. Bà có thể thấy ngành công nghiệp thực phẩm và chữa trị bệnh có liên quan mật thiết với nhau và có khả năng sinh lời rất nhiều. Do đó, khắp nơi trên thế giới có rất nhiều ấn phẩm quảng cáo chiêu dụ con người ăn những thứ độc hại đó và uống những loại thuốc có thể chữa bệnh tật. Nhưng việc này không dừng ở đây mà còn tiếp diễn ở kiếp sau nữa. Ông bà có biết điều gì sẽ xảy ra không?
Khi một người chuyển kiếp thành nhiều con thú, sự thông minh bị phân chia ra thành mười, thành trăm, thành ngàn, hay thành triệu phần thì sự hiểu biết cũng theo đó mà giảm đi, nên họ phải trải qua biết bao nhiêu kiếp sống để học thì mới có thể chuyển kiếp trở lại thành người được. Sự hiểu biết từ kinh nghiệm học hỏi khi xưa càng giảm đi chừng nào thì sinh vật càng ngu dốt thêm chừng nấy, trăm ngàn vạn kiếp sống vất vưởng, nay làm con vật này, mai làm con vật khác, cứ thế trôi nổi trong kiếp súc sinh, không dễ gì quay lại đầu thai vào thân xác con người. Vì sự hiểu biết đã bị phân tách ra thành hàng trăm, hàng ngàn mảnh thì đâu dễ gì hợp lại được nữa? Thí dụ như những người tham lam thường chuyển kiếp trở thành loài giòi bọ, ăn hút ở những chỗ dơ bẩn, thì sự hiểu biết đã bị chia ra cho hàng triệu con giòi con bọ ấy, thử hỏi những con côn trùng ngu si này còn biết được gì nữa đây?
Thiền là từ của Phật giáo nói về phương pháp quán xét nội tâm. Các tôn giáo khác cũng có những phương pháp tương tự nhưng mục đích lại khác hẳn. Phương pháp của Ấn giáo chú trọng vào việc hòa hợp Tiểu Ngã vào Đại Ngã. Phương pháp của Thiên Chúa giáo, hay mặc niệm, chú trọng vào việc quay về với Thượng Đế. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp của các pháp sư hay phù thủy nhằm vào việc luyện thần thông hay để cho vong linh nhập vào sai khiến.
Các đại chu kỳ (mahakalpa) kéo dài khoảng 4.320.000 năm. Mỗi đại chu kỳ chia làm bốn tiểu chu kỳ (yuga): chu kỳ Satya Yuga dài 1.728.000 năm, chu kỳ Tretya Yuga dài khoảng 1.296.000 năm, chu kỳ Dwapara Yuga dài khoảng 864.000 năm và chu kỳ Kali Yuga kéo dài 432.000 năm.
Không một bài học nào có thể dạy con người hiệu quả hơn là sự đau khổ. Khi sung sướng thì không mấy ai biết nghĩ, nhưng khi gặp hoàn cảnh khổ đau, họ mới nghĩ đến nguyên nhân tại sao. Khi mạnh khỏe, mấy ai quan tâm giữ gìn sức khỏe, chỉ khi mắc bệnh thì họ mới hiểu ra.
Đời người lúc thịnh lúc suy, tiền tài sự nghiệp cũng lúc có lúc không, lúc giàu sang phú quý, lúc nghèo túng, khổ sở. Nếu sống mà không có mục đích rõ ràng trong đời, nếu không có lòng trắc ẩn hay lương tâm chức nghiệp ngay từ lúc bắt đầu làm việc, thì bất luận làm gì, hay đi hướng nào, ta rất dễ bị mê mờ, bị chi phối bởi lòng tham, rồi lạc mất mục đích, mất phương hướng, không còn nhận biết con đường mình phải đi, nên càng sống càng mờ mịt, phải hứng chịu những hậu quả của việc mình làm. Người xưa đã học được những bài học này nên để lại những tài liệu hữu ích. Nếu ta không biết khôi phục lại những giá trị đạo đức này thì khó mà tránh khỏi những hậu quả to lớn sẽ xảy đến trong tương lai.
Cuộc sống là một ngôi trường và con người phải học những bài học cần thiết. Có người học nhanh, có người học chậm, do đó họ phải trải qua nhiều kiếp sống trong chu kỳ đó để học những bài học cần thiết.
Những đứa trẻ dễ mắc bệnh, chậm lớn thường là do thiếu sự chăm sóc yêu thương mà ra. Những đứa trẻ không có cha mẹ sẽ ra sao? Chúng sẽ lớn lên một cách bất bình thường. Chúng sẽ phải chống chọi, phấn đấu đơn độc, một mình đối phó với hoàn cảnh không may của chúng và bộc phát những cá tính khác thường. Khi lớn lên, dù có đời sống khá giả, nhưng chúng cũng dễ mắc bệnh thần kinh như là hậu quả của những biến cố khi còn nhỏ. Nếu không may, với cuộc sống nghèo đói, chúng dễ trở thành những kẻ phạm tội trong xã hội.
– Đóng lại quyển sách này như mở ra những ý thức mới về cuộc sống và con người, của chính bản thân cũng như hơn 7 tỉ người trên hành tinh Trái Đất. Ngẫm đôi chút về “Cộng nghiệp” và Quả của nó( khi Covid 19 chưa dứt trên toàn cầu, khi TQ chưa xong nạn dịch lại đến nạn lũ lụt rồi căng thẳng Thương mại- Chính trị, 2018 thì Úc bị cháy rừng thảm hoạ,… rất rất nhiều sự kiện nữa) mình cảm nhận sao tất thảy 7 tỉ người quá ” nhỏ bé” so với thiên nhiên, tưởng chừng to lớn nhưng chẳng thể tránh được các qui luật của Vũ trụ. Tuy sống cùng nhau nhưng từng giây phút cạnh tranh để tồn tại, phải chăng cần cạnh tranh để tạo ra những bài học cho từng cá nhân? Luật Nhân- Quả được nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách như một sự nhắc nhở không ngừng tới bạn đọc nói riêng và mọi người nói chung. Vì “Quả đừng đợi mới tin, gieo Nhân ắt có Quả”.
– Cánh bướm rung rinh cùng nhau tạo thành cuồng phong. Cuốn sách nói về những vấn đề không mới, nhưng những phân tích về vấn đề ấy thì thâm sâu và mới lạ vô cùng. Vừa đọc vừa ngẫm về những điều ấy mà cảm giác như bị lạc vào một câu chuyện hư ảo, nhưng cứ tìm Gúc Gồ đi rồi xem gì ảo gì thật, nhé ! Bản thân mình mới đọc [ Hành trình về phương Đông ] và cuốn này, cảm nhận được 2 cuốn này như nối tiếp, hoàn thiện cho nhau giúp cho kiến thức của độc giả ngày một hoàn thiện và đúng đắn về lĩnh vực tâm linh, hiểu chính bản thân mình, hiểu về những “qui luật bất biến” của vũ trụ để ngày một hoàn thiện bản thân tốt hơn cũng như thấu hiểu, đồng cảm, giúp đỡ mọi người xung quanh. Tuy chỉ là một cuốn sách, nhưng bên trong lại ẩn chứa vô số ” kiến thức thực từ xa xưa” có thể hiểu như “công cụ thực cho thời nay” giúp cho chính bản thân độc giả và xã hội có thêm những nhận thức về một thế giới đa chiều ẩn chứa vô vàn ẩn số, để khi được khai thác sử dụng đúng mực thì Quả ắt sẽ trổ ngọt. 1 rồi 2, 4, 16,… tác giả có nói khi một suy nghĩ, hành động, tư tưởng,… tốt nào đó đủ mạnh sẽ tác động được đến các nhân tố xung quanh. Huống hồ có thể hàng xóm bạn cũng đang đọc cuốn này thì lúc này sẽ là Nhiều Cánh bướm, chắc chắn sẽ tạo được Cuồng phong dù nhỏ hay lớn. Cùng nhau sẽ lớn hơn.
-Cuốn sách này, ai đủ Duyên ắt sẽ gặp. Mong những người đủ duyên mau chóng tìm gặp, vì kiếp người là hữu hạn. Trót làm người rồi, thì học cho thật nhiều bài học nhất có thể vì sớm muộn cần phải học.
Tổng quan về MUÔN KIẾP NHÂN SINH 2
Đối với cuốn sách Muôn Kiếp Nhân Sinh 2, mình cảm thấy rất háo hức bởi ở phần 1 thì bác Nguyên Phong đã mang lại cho mình những cái trải nghiệm rất là mới so với một cuốn sách nên mình đã mua ngay phần 2 khi ra mắt.
Tóm tắt ngắn gọn phần 1 vậy nè,
bác Nguyên Phong có 1 người bạn là nhân vật Thomas, Thomas thì có quen biết và được dẫn dắt bước vào tâm linh, bước vào tiền kiếp của chính mình với nhân vật Kris. Trong chuyến đi tiền kiếp đó thì Thomas học được những quy luật về nhân quả, về Vũ Trụ. Và Thomas đã kể lại những cái trải nghiệm tâm linh đó với bác Nguyên Phong để viết thành Muôn Kiếp Nhân Sinh.
Vậy phần 2 thì nội dung là gì?
Phần 2 này vẫn là những chuyến du hành tiền kiếp của Thomas, vẫn là những câu chuyện về nhân quả. Mỗi một chuyến đi của Thomas là để học 1 bài học mới, ở một quốc gia mới và những trải nghiệm mới. Sự khác biệt ở đây là phần 1, để vào tiền kiếp thì Thomas phải nhờ tới nhân vật Kris, còn phần 2 thì Thomas đã có thể tự mình du hành tiền kiếp.
Ở phần 1, chúng ta nói về nền văn minh lâu đời Ai Cập hay nền văn mình “mờ ảo” Atlantic còn ở phần 2 chúng ta sẽ được nhân vật Thomas dẫn dắt qua qua những nền văn minh cũng rất nổi tiếng như Ba Tư, Assyria, Án Độ. Ngoài những chuyến du hành qua các quốc gia, điểm đặc biệt của phần 2 là chúng ta sẽ được “diện kiến” các cõi giới khác nhau, gồm có cõi giới của ma quỷ, của người ngoài hành tinh, của các bậc thầy tâm linh.
Bài học chính của cả 2 phần Muôn Kiếp Nhân Sinh chính là khuyên chúng ta nên làm việc thiện, nhưng phần 1 thì sẽ không có nói rõ chúng ta nên làm việc thiện thế nào mới tốt. Còn trong phần 2 thì bác Nguyên Phong có đề cập tới 1 số phương pháp giúp chúng ta chuyển hóa chính mình (những phương pháp này nằm rải rác trong sách).
Phần 2 có gì hay?
Ở phần 2, bác Nguyên Phong đã đi sâu vào nhận thức tâm linh hơn bằng cách hướng dẫn chúng ta một số cách thông qua các câu chuyện về cách ăn uống, cách nghe nhạc, cách thiền để đi sâu vào bên trong.
Muôn kiếp nhân sinh 2 dày gần 600 trang cùng 40 trang phụ bản Thế giới nhân quả vũ trụ in màu siêu đẹp. Phần này sẽ đưa ra cách chuyển hóa nghiệp quả, đồng thời cảnh báo về những hiểm họa, biến động lớn có thể xảy ra trong tương lai của nhân loại cũng như gửi gắm những thông điệp chữa lành nhằm cứu mỗi người, cứu lấy sự sống trái đất đang bên bờ của những khủng hoảng, hiểm họa khó lường.
Còn 1 điều thú vị nữa là mình nghĩ Muôn Kiếp Nhân Sinh sẽ có phần 3 vì mình thấy có to be continued ở cuối. Bài này là 1 bài tổng quan để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và quyết định có nên mua hay không thôi chứ thực sự mình chưa dám review quá sâu vì tâm linh là một chủ đề rất khó.