lưu truyền đều đặc biệt và đặc quánh nỗi ê chề. Người là sự may mắn đậu thai khi tận dụng canh giờ còn lại của cuộc đời để duy trì nòi giống trước khi chết tức tưởi và oan uổng, kẻ chào đời bởi sự xót thương của người mẹ khi không nỡ uống liều thuốc đoạ thai sau những đớn đau những nhơ bẩn… Và cái chết nào cũng khiến người ta rùng mình khi nhắc đến. Điều đáng sợ không chỉ là hành hạ về thể xác mà còn là sự suy đồi đến rùng rợn về đạo đức, luân thường. Nhắm mắt lại tôi vẫn ám ảnh cảnh người con nâng cằm cha lên, vả “bốp” một cái và gằn giọng “mày có biết tao là ai không”, gấp sách lại tôi vẫn thấy mình run rẩy bởi người ta sẵn sàng dứt bỏ tình thân, đốn mạt gắp lửa bỏ tay để được ghi nhận là dứt khoát, một lòng trung thành. Con số 5% đã làm tan nát cả một miền quê với oan sai chồng chất mà người ta vẫn cố đẩy thêm 1% để được bề trên khen thưởng. Một kẻ ngu dốt, cầu bất cầu bơ, một mõ làng đê hèn chui nhủi bỗng vụt trở thành “cốt cán”, có trong tay quyền sinh quyền sát. Người ta mừng rỡ, hạnh phúc khi tìm ra thêm một “đồng bào” phải chết, người ta lôi nhau đi uống rượu thịt chó để lập lờ thời gian công văn sửa sai đến muộn.
Sách Văn học
Review sách Đất Mồ Côi – Cổ Viên
Nỗi đau nhức nhối dai dẳng nơi vùng đất mồ côi
Nếu như những thù hằn, khát máu của loài người là một vết thương đang hoại tử thì Tạ Duy Anh đã một chọn cách điều trị dữ dội hơn cả: khoét sâu và vệ sinh bằng thuốc sát khuẩn đậm đặc. Điều trị dù thành công hay thất bại thì người ta sẽ còn nhớ và nhắc đến cho mãi tận rất lâu sau này …
Câu chuyện được dẫn dắt một cách khéo léo qua lời kể của nhân vật “tôi” với câu chuyện trải dài suốt 5 thế hệ. Ly hôn vợ, trả lại đứa con được cho là lạc giống cho vợ, “tôi” chập choạng lần về quá khứ để thực hiện những di nguyện của mẹ về hậu sự của những người quá cố. Từ đây, cuốn phim của cả dòng tộc nơi vùng quê heo hút, nặng mùi tử khí, được tắm đẫm máu của bao đời lần lượt được phục dựng, rõ ràng đến từng chi tiết.
Cụ nội “tôi” vốn là người mạnh mẽ, quyết đoán, là người có công khai khẩn vùng đất chết chóc, nơi vùi thân của không biết bao nhiêu tử sĩ. Cụ lập làng, trông coi làng theo những luật lệ nghiêm khắc và công bằng để giữ gìn trật tự, sự bình yên cho vùng đất và cho cả sự oai nghiêm của chính mình. Rồi lần lượt, lần lượt như bóc dỡ từng trang của cuốn gia phả, những thế hệ tiếp theo lần lượt được giới thiệu…
Đất mồ côi không phải là cuốn tiểu thuyết vẽ lên khung cảnh bình yên thơ mộng của làng quê. Đất mồ côi khốc liệt, thấm đẫm máu và nước mắt, thấm đẫm cả sự hận thù, đê tiện và dục vọng của người đời. Theo như cách kể, dường như trên đời này chẳng còn điều gì quan trọng hơn việc sinh ra và việc chết đi. Tất cả những điều còn lại đều chỉ là “kể thêm về…” Dòng giống của vùng đất chết được
Đâu là nguyên nhân của tất cả những nỗi đau của con người nơi đất mồ côi, tôi cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi ấy, là cái lạnh lùng phủi tay của chiến tranh? là sai lầm không thể chối cãi của cuộc cải cách ruộng đất? hay sâu xa hơn là những ngu muội, tàn nhẫn và khát máu? Đọc tác phẩm, tôi không khỏi ớn lạnh trước những sự thật nhức buốt mà tác giả đã lột trần.
Cách viết của Lão Tạ không tuần tự, xuôi dòng nhưng không coi là khó theo dõi. Chỉ có sự sống và cái chết đầy bạo liệt và ghê gớm là có thể khiến người đọc nghẹn từng hơi thở. Chẳng phải là nói quá khi cho rằng Đất mồ côi phơi bày cái ác, thế nhưng le lói vẫn thấp thoáng đâu đây những đốm sáng của tình yêu thương, là hình ảnh những người mẹ gồng mình chịu đựng thị phi cho giọt máu của mình được sống, là hình ảnh những người canh gác vờ thắt một nút buộc buông lơi, là cảnh bà vợ già chăm chút cho người vợ trẻ của chồng… Chỉ có điều, những tia sáng yếu ớt và nhỏ nhoi ấy với sự trần trụi của đời người đàn bà chẳng đủ để xua tan cái bóng đêm mịt mùng vây phủ tứ bề dải đất mồ côi…