Sức mạnh của sự túng quẫn

Daymond John là một SHARK trên chương trình Shark Tank của Mỹ – chương trình đã được mua bản quyền format và phát sóng tại Việt Nam.
.
Trong 20 năm qua, Daymond đã đi từ bán lẻ hàng thời trang may tại gia tới việc thiết lập một đế chế thời trang quốc tế, và được mệnh danh là “Bố già” của Làng thời trang đô thị tại Mỹ. Ngoài sự thành công về phong cách, Daymond đã trở thành một trong những chuyên gia về thương hiệu được yêu mến nhất trên thế giới, diễn giả đầy tâm huyết và có sức thuyết phục. Theo Daymond John, sức mạnh có thể đưa các công ty khởi nghiệp đi đến thành công chính là sức mạnh của sự Túng Quẫn.
.
Ông cho rằng việc bắt đầu kinh doanh với ngân sách và nguồn lực hạn chế có thể là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các doanh nhân khởi nghiệp. Bản thân Daymond John đã tận dụng sức mạnh của sự túng quẫn kể từ khi bắt đầu bán áo phông được may tại nhà trên đường phố Queens. Với ngân sách 40 đô la, Daymond đã phải nỗ lực một cách phi thường để quảng bá và bán được sản phẩm của mình. Và sự tuyệt vọng, túng quẫn đã tạo ra sự đổi mới, thành quả khi cuối cùng ông đã đưa thương hiệu FUBU trở thành một hiện tượng toàn cầu trị giá 6 tỷ đô la.

suc manh cua su tung quan
Trong cuốn sách Sức mạnh của sự túng quẫn, Daymond John, người sáng lập FUBU và là ngôi sao của ABC Shark Tank cho thấy, xây dựng hoặc bắt đầu một doanh nghiệp với sự túng quẫn buộc người chủ phải suy nghĩ sáng tạo hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Nó buộc người chủ phải kết nối với khách hàng của mình một cách xác thực hơn, thành thật với chính mình, tập trung vào mục tiêu và đưa ra những giải pháp sáng tạo cần thiết để tạo ra một dấu ấn có ý nghĩa cho doanh nghiệp…
.
Đây cũng là sức mạnh mang đến thành công cho hàng chục công ty khởi nghiệp mà tác giả cuốn sách nhìn thấy từ hậu trường Shark Tank, cũng như cách thức để những người khởi nghiệp có thể vận dụng để đem lại thành công cho bản thân mình.
.
Một trích đoạn tuyệt hay trong sách như sau: “Khi bạn đang ở thế bất lợi, khi cơ hội đã hết và khi bạn đã dùng đến đồng xu cuối cùng… đó là khi bạn phải thành công. Bạn không còn lựa chọn nào nữa. Do đó bạn cần nỗ lực gấp đôi, đầu tư nhiều hơn và chuyển sang chế độ làm việc tăng tốc không ngừng nghỉ. Có thể bạn đã bị 30 nhân viên tín dụng từ chối, nhưng biết đâu cơ hội đang chờ bạn ở lần thứ 31. Có thể sản phẩm hay dịch vụ của bạn hoàn toàn bị 30 người đầu tiên đả kích thậm tệ, nhưng người thứ 31 sẽ là người khen ngợi. Hơn nữa đánh giá này lại đến từ một người rất có tiếng nói. Dù thế nào, cũng đừng bao giờ bỏ cuộc! Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được rằng: Khi bạn không còn gì để mất, bạn sẽ có được mọi thứ”.