Năm 1924, một tác giả người Mỹ là Baird T Spalding là một thành viên của phong trào New Thought (một phong trào về tâm linh) ở Mỹ thế kỷ 19, với sự giúp đỡ của vợ và lấy cảm hứng từ phong trào này đã viết và tự xuất bản tập 1 cuốn Life and Teaching of the Masters of the Far East trong tạp chí riêng của hội, mượn câu chuyện hư cấu về một đoàn khảo sát người Anh sang Tây Tạng và Ấn Độ nghiên cứu để nói về tâm linh (sự thật là không có đoàn khảo sát và chuyến đi nào cả, Baird lúc đó còn chưa từng rời khỏi Mỹ). Sau này ông viết thêm 3 tập nữa và hai tập cuối được NXB góp nhặt nội dung từ tạp chí và xuất bản sau khi ông chết. Tổng cộng 6 tập.
Bộ này sau đó được Anlebook dịch thành cuốn Hành Trình Về Phương Đông màu xanh.
Nhưng trước khi có cuốn màu xanh thì Nguyên Phong đã ra một cuốn Hành Trình Về Phương Đông khác, nói là được phóng tác (phóng tác ở đây nghĩa gần như là sáng tác) từ tác phẩm trên của Baird T Spalding, chính là cuốn màu cam (ở bìa viết sai tên thành Blair).
Chính vì phóng tác nên nội dung hai cuốn sách cùng tên này không giống nhau.
Hành trình về Phương Đông của Nguyên Phong là một cuốn hư cấu khá độc đáo, với lời dẫn dễ gây tò mò
“…
Nước Anh hồi đó phát triển khoa học hàng đầu thế giới và họ rất tự hào về điều đó, tuy nhiên trong một chuyến thăm của đoàn ngoại giao Ấn Độ, họ có các đạo sĩ biểu diễn những thứ đi ngược với khoa học hồi đó, kiểu như: Uống các loại thuốc độc không chết, chôn dưới đất mấy ngày không chết, nhịn thở mấy tiếng dưới nước không chết… Điều này đã làm chấn động cả nước Anh, họ quyết định cử đoàn khoa học Hoàng Gia gồm toàn những người ưu tú nhất của mình sang Ấn Độ tìm hiểu…
Trong mấy năm đầu tại Ấn Độ đoàn khoa học không thu thập được gì nhiều, chủ yếu là gặp kiểu mê tín dị đoan, lừa bịp lấy tiền… là chính. Khi họ gần như bỏ cuộc, thì lúc đó họ mới đủ duyên gặp được các vị hiền triết, các vị có năng lực phi phàm thực sự của xứ Ấn, hành trình khám phá của họ bây giờ mới thực sự bắt đầu…
– Nhân vật Babu – Khoa học chiêm tinh bí truyền:
Babu đã làm cả đoàn khoa học ngỡ ngàng khi nói vanh vách cuộc đời của một nhà khoa trong đoàn: Từ lúc sinh ra thế nào, học ra sao, lấy vợ là ai, bỏ vợ ra sao, tại sao đi làm khoa học… Tóm lại Babu có thể biết hết được quá khứ, hiện tại của một người, và giúp người đó thay đổi số mệnh… Nhưng những năng lực đó cũng chỉ là công cụ để Babu phụng sự một sứ mệnh tốt đẹp, cao đẹp hơn rất nhiều…
– Đạo sĩ Gopal – Có thể chữa mọi bệnh:
Gopal có hơn 3000 môn đệ đều là những người đã được chữa khỏi bệnh nan y như: Ung thư, cùi phong, tim… Kỳ diệu như vậy nhưng trị bệnh chỉ là một phương tiện để Gopal muốn hướng mọi người tới một đời sống cao đẹp hơn, hạnh phúc hơn… mà bậc bề trên đã giao phó.
– Pháp sư Hamoud – Cõi giới vô hình:
Hamoud là người có để đi lại giữa các cõi giới vô hình như trời, ngạ quỷ, atula… và kết giao với nhiều bạn bè ở cảnh giới khác. Hamoud hiểu rõ người chết sẽ đi về đâu, và cần làm gì để tốt cho người thân mới chết… Ẩn đằng sau các năng lực đó, Hamoud đang phụng sự một lý tưởng cao đẹp, tuyệt vời hơn nhiều…!
Đang dở dang cuộc hành trình thì đoàn khoa học bị nhà vua nước Anh gọi về, sau 2 ngày suy nghĩ, họ đã quyết định không nghe lời nhà vua, bỏ lại sau lưng toàn bộ tài sản, địa vị, sự nổi tiếng… để đến một làng nhỏ tại chân dãy núi Hy Mã Lạp Sơn tiếp tục cuộc hành trình. Có lẽ họ đã tìm ra được điều gì đó giá trị hơn, đáng giá hơn là tài sản, danh vọng mà họ đang có…!”
——–
Tóm lại, cả hai cuốn dù gốc hay phóng tác đều là sách hư cấu. Cuốn gốc là hư cấu lần 1, phóng tác là hư cấu lần 2.
——————————————–
Update: Tôi thấy nhiều bạn có suy nghĩ thật buồn cười. Tôi tổng hợp lại từ nhiều nơi chứ không chỉ ở bài này:
1. Các bạn đánh đồng việc đưa thông tin về sách với việc ghét sách, thù sách, chê sách.
2. Các bạn đánh đồng người chê sách này là người vô thần. Nhiều người theo đạo họ chê sách này đơn giản vì nó tuyên truyền sai lệch về tâm linh chứ không phải vì họ vô thần.
3. Các bạn ngộ nhận những người chê sách này hay không tin sách này là những người ít có trải nghiệm, không mở lòng, ít kinh nghiệm sống … hoặc kiểu kiểu như vậy. Dường như các bạn nâng tầm sách lên một cảnh giới quá cao siêu mà chỉ những người có kiến thức, có trải nghiệm, biết suy ngẫm, có tâm hồn rộng mở mới có thể hiểu được, “thấm” được. Tại sao các bạn không nghĩ ngược lại? Vì người ta có nhiều kinh nghiệm hơn các bạn nên mới phân biệt được thật giả thì sao?
4. Các bạn đánh đồng việc đưa thông tin về sách với việc không tin truyện trong sách. Tôi không tin sách vì nó là truyện bịa chứ không phải vì tôi không tin những chuyện tâm linh. Ví dụ như trúng xố số là chuyện có thật, nhưng thằng cùng phòng tôi nói nó trúng xố số nhiều tiền lắm, cho nó vay 10 triệu mai nó trả, thì tôi không tin nó. Không tin bạn tôi trúng số (với bằng chứng khách quan) và không tin chuyện có thể có người trúng xố số là hai chuyện khác nhau. Chuyện trúng số: có thật; Chuyện bạn tôi trúng số: bịa.
5. Ngộ nhận lớn nhất có lẽ là chuyện nhiều bạn đánh đồng cuốn sách này với những vấn đề tâm linh nói chung. Trong khi tôi nói về 1 cuốn sách rất cụ thể (Hành Trình Về Phương Đông) thì nhiều bạn lại trả lời với ý “tâm linh” nói chung. Đến đồ sộ và giàu ý tưởng như kinh Vệ Đà còn chưa thể bao quát hết vấn đề tâm linh nói chung nữa là cuốn truyện bịa vài trăm trang.