Thánh giá rỗng – Higashino Keigo

thanh gia rong
Thật sự lâu lắm rồi mình mới viết 1 bài cảm nhận, vì lâu lắm mới đọc xong cuốn sách này 😛, mình thích Keigo từ BDH nên khi thấy cuốn này thuộc hàng top và có kèm chữ ký của tác giả nên đã không ngần ngại mua ngay và luôn để đọc, thông thường mình chỉ mất 2, 3 ngày để đọc nhưng cuốn này đã mất tới … 8 tháng =] ❄Tác phẩm mở đầu bằng câu chuyện tình yêu tuổi học trò của Fumiya và Saori, những tưởng thời gian sẽ bắt đầu từ thời điểm đó thì những chương sau lại kéo nhanh đến thời điểm 21 năm sau khi 1 cô gái tên Sayoko bị giết hại, người chồng cũ của cô Nakahara được báo tin, hung thủ được bắt ngay sau đó, câu chuyện chỉ đơn giản vậy nhưng lại kéo theo 1 loạt những câu chuyện và biến cố. Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân cho sự chia tay của cặp vợ chồng này bởi cái chết của cô con gái của họ, thủ phạm cũng đã bắt được và đã tử hình, nhưng nỗi dằn vặt của cả 2 vẫn không nguôi, bản thân họ cũng không thể sống cạnh nhau được nên đã chia tay, Sayoko trở thành 1 người viết báo về những vấn nạn của xã hội, còn Nakahara lại trở thành 1 người lo tang lễ cho thú cưng.
❄️Khi Sayoko chết, bố mẹ của cô mong muốn kẻ giết cô cũng phải bị tử hình dù luật sư của họ nói rằng đây là điều rất khó với pháp luật của Nhật Bản, họ đã tìm cách kéo Nakahara nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ anh bằng những bài báo lúc còn sống của Sayoko, và cuối cùng với giọng điệu đanh thép, khảng khái của Sayoko qua những bài viết của cô về nạn ăn cắp vặt và về tử hình kẻ phạm tội giết người đã lôi kéo Nakahara vào hàng loạt sự kiện bất ngờ, cũng như nguyên nhân tìm ra cái chết của vợ cũ cùng loạt biến cô của 21 năm về trước.
❄Thật ra, lần này đọc tác phẩm này cảm thấy khá khó chịu, mỗi con người, mỗi tính cách được khắc hoạ rất sâu trong truyện này, 1 bà mẹ mất con Sayoko đau đớn, lan tràn đến cả tư tưởng, cảm giác chỉ có sự trừng phạt mới có thể giải quyết hết mọi vấn đề, mình thật sự khi đọc cực kỳ ghét cái tính cách ngang bướng của Sayoko, tại sao cứ phải bới móc quá khứ như vậy, nhưng có lẽ với nỗi đau mất con và sự tự dằn vặt bản thân như vậy, mong muốn tìm được công lý cho những người đã khuất, dù chỉ là 1 đứa trẻ cũng làm cho cô cứng rắn và quyết theo mọi chuyện đến cùng dù có phải bị gì đi nữa, và có lẽ nếu không có những việc làm này của Sayoko, có thể cả Saori và Fumiya cũng sẽ không bao giờ sống thanh thản trong suốt phần đời còn lại, dẫu họ gây ra lỗi lầm từ những bốc đồng của tuổi trẻ.
❄Với mình truyện chỉ ở mức được chứ không phải là hay như BDH, chỉ ước Higashino Keigo cho nhận vật Hanae nói được lời nói mà cô đã nói trước mặt Nakahara cho Sayoko nghe chứ không phải lời van xin quỳ lạy, thì có thể mọi chuyện đã khác chứ không làm bản thân mình cảm thấy bứt rứt với cái kết như vậy.
Mình đã đọc một bài báo bày tỏ sự thất vọng về tác phẩm này của Keigo so với các tác phẩm nổi tiếng khác như: Sự cứu rỗi của thánh nữ, Bạch Dạ Hành, Ảo Dạ,… Nội dung bài viết đại khái là chê cách khắc họa nhân vật nữ trong Thánh Giá Rỗng mờ nhạt, cá tính không nổi trội, chê cách chốt vấn đề không đi đến đâu của Keigo, đến cuối vẫn không tìm được lời giải đáp cho câu chuyện,… Mình hoàn toàn đồng ý với luận điểm đưa ra, nhưng đánh giá lại hoàn toàn ngược lại. Quyển này hay chính vì nó như thế!
Chủ đề chính của câu chuyện này là về công lý. Công lý là thực thi những gì pháp luật đưa ra, hay công lý chính là lương tâm trong mỗi con người. Và toà án nào mới chính là tòa án mà một kẻ phạm tội phải chịu xét xử. Nhân vật nữ chính trong câu chuyện bị mất con gái trong 1 vụ trộm. Kẻ trộm sau đó bị xét xử, nhưng bản án lại ko làm vừa lòng gia đình nạn nhân. Cô cùng chồng mình đã đấu tranh rất quyết liệt để yêu cầu án tử hình cho tên hung thủ. Cuối cùng họ cũng đạt được ý nguyện. Nhưng sau đó cuộc sống với 2 người là cả một sự trống rỗng. Hai người chia tay và nỗ lực sống 1 cuộc đời “bình yên”. Cho đến một ngày, nghe tin người vợ cũ bị giết hại, anh chồng mới lần mò tìm kiếm nguyên nhân, và câu chuyện đã đưa đẩy anh tới những sự thật ngỡ ngàng.
Hành trình tìm kiếm sự thật của người chồng cũng chính là hành trình để anh tìm câu trả lời cho chính mình: công lý ở đâu? Cây thánh giá tượng trưng cho chính nghĩa, nhưng nó rỗng tuếch thế kia thì chính nghĩa là gì? Những kẻ đã sát hại vợ con anh phải chịu hình phạt nào mới thích hợp. Và tận mắt thấy họ chịu hình phạt rồi, gia đình nạn nhân có được xoa dịu không?
Những luận điểm quanh quẩn và đan xen lẫn nhau nên thật khó để đưa ra một câu trả thích hợp.
Cách dẫn dắt của Keigo trong tác phẩm này khá lạ. Mình đã đọc nửa cuốn đầu trong tình trạng hoang mang, lạc lối. Câu chuyện nó đơn giản thế này ư? Nhưng nửa phần sau nó lại thấm đẫm những triết lý nhân sinh, những tâm tư, những suy nghĩ tiêu cực mà ai cũng trải qua một lần trong đời. Có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy mình đâu đó qua một nhân vật nào đó chăng? Còn mình vẫn ấn tượng nhất với đoạn 1 cô gái lầm lỡ, tìm đến cái chết, rồi được 1 chàng trai cứu sống. Sự ấm áp anh mang lại soi rọi đời cô ngày hôm nay, nhưng không đủ để cô sống tiếp ngày hôm sau…