Yukio Mishima là một nhà văn nhật sinh vào năm 1925, và ổng tự tử theo kiểu truyền thống nhật bản ở tuổi 45. Mình cũng không hiểu vì sao ông cùng với Soseki lại được ít ưu ái hơn hẳn trong xuất bản tại Việt Nam so với các nhà văn Nhật bản khác như Banana hay thậm chí là Osamu Dazai, vì ông cũng từng được đề cử nobel văn học cùng với kawabata (người được xuất bản 4 quyển ở việt nam), mà còn có người cho rằng Mishima năm đấy nhường Kawabata.
Mishima là một nhà văn, từng được đề cử nobel văn học 3 lần, một kiếm sĩ, người mẫu, diễn viên, ca sĩ, hay giống với hình tượng một Übermensch, vượt lên trên các cá thể tầm thường như chúng ta. Về cơ bản, các tác phẩm của ông được viết trong khoảng nửa đầu thế kỉ 20. Mà khá rõ là 2 luồng tư duy ảnh hưởng nhiều nhất tới văn học vào thế kỉ 20 là siêu thực và hiện sinh. Từ các nhà văn Việt Nam như Thanh Tâm Tuyền hay Trần Dần đều bị ảnh hưởng bởi lối tư duy hiện sinh cho tới các nhà văn nước ngoài. Và một tác giả Nhật Bản khác bị ảnh hưởng bởi 2 làn gió này đã rất thành công (ít nhất về mặt thương mại) là người mà ai cũng biết là ai, Haruki Murakami. Có thể thấy văn học Murakami bị ảnh hưởng bởi ý niệm hiện sinh lấy tồn tại của bản thể làm tâm điểm rõ của Dostoyevski hay Camus, với các ý niệm về siêu thực khá rõ ràng trong việc miêu tả các sự kiện dưới lăng kính tiềm thức qua các giấc mơ hay các thế giới siêu hình. Tuy nhiên, Yukio Mishima lại rất .. khác. Mình đọc văn của Mishima lại thấy ông bị ảnh hưởng (kbiet là trên thực tế có phải không), nhưng văn của Mishima rất gợi cho mình cách tư duy của Nietzsche và .. Plato
Mình mới đọc 3 truyện của Mishima nên cũng chưa có cái nhìn hoàn toàn tổng quát về văn của Mishima, nhưng từ lần đầu mình đọc đã thấy rõ mình chưa bao giờ đọc được thứ gì như vậy, và các idea của ông thể hiện trong từng truyện rất rõ, và mãnh liệt. Trong quyển The sailor who fell from grace with the sea (và cũng là tác phẩm văn học nhật bản mình thích nhất), có thể thấy cái thái độ hư vô (nihilist) của Yukio rõ thế nào, một sự coi thường, miệt thị trước sự vô nghĩa của tồn tại và hệ thống đạo đức đã tồn tại từ trước. Nhân vật chính là một đứa trẻ chứng kiến người mẹ góa của mình yêu một người thủy thủ, và cả truyện là sự thay đổi thái độ của nó với người thủy thủ, từ ngưỡng mộ, yêu quý và tôn trọng, trở nên coi thường, căm ghét và từ bỏ. Và đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản, một quốc gia tương đối kín đáo và tế nhị, thì việc viết ra một tác phẩm với các lựa chọn như vậy cũng mặt nào thể hiện thái độ của Yukio.
Mình sẽ không nói cụ thể về các tình tiết trong truyện để tránh spoil, nhưng trùm lên truyện là một cái thái độ vô cùng hư vô, sự bất cần, mà thể hiện qua đoạn này mình rất thích và cho rằng thể hiện rõ nhất thái độ của ông: “The chief always insisted it would take acts such as this to fill the world’s great hollows. Though nothing else could do it, he said, murder would fill those gaping caves in much the same way that a crack along its face will fill a mirror. Then they would achieve real power over existence.” Mặt khác, trong The golden temple of Pavilion, lại rất rõ idea bị ảnh hưởng bởi theory of form của Plato, trong đó kể về một vị acolyte (kbiet dịch ra như nào) trẻ, bị ám ảnh bởi cái idea về vẻ đẹp vĩnh cửu (eternal beauty), và cho rằng cái ngôi đèn vàng (golden temple) chỉ là một cái hiện thân của cái vẻ đẹp kia. Và sự ám ảnh đó cùng với những sang chấn trong quá khứ đã đẩy cậu đến những lựa chọn trong tương lai vô cùng mãnh liêt. Quyển này có lẽ là quyển khó đọc nhất mình từng đọc, và cũng khó hiểu nhất, vì khác với các tác phẩm khác, văn của Yukio lại cực kì … duy lý. Toàn bộ các nhân vật chính của ông đều vô cùng lí trí, với những hệ tư tưởng cực kì độc lập và … kì cục, và vì vậy cho nên truyện của ông đôi lúc vô cùng khó chịu, thực sự là như vậy. có rất nhiều đoạn truyện cực kì ..
Dù sao mình cho rằng Mishima là một trong những nhà văn nhật bản thú vị nhất mình từng đọc, và phải nói rằng, vô cùng vô cùng khó đọc. Nó không siêu hình hay trừu tượng như Murakami, cũng không mơ hồ như Kawabata, không quá tiêu cực như Osamu Dazai, nhưng hệ tư tưởng và lối tư duy của Yukio cực kì khác thường, và mình nghĩ không có người bình thường nào lại suy nghĩ giông ông như vậy. Cho vậy, mình rất recommend Yukio Mishima cho những ai thích thú về văn học nhật bản đầu tiên, rồi mới đến Murakami hay các tác giả khác, và văn của ông cũng vô cùng Nhật Bản, ko bị tây hóa nhiều như của Kenzaburo Oe, dù tuy nhiên ko thể quá nhật bản như của soseki hay kawabata.